Dịp tết đến xuân về, những thành viên trong gia đình lại được tụ họp sum vầy, quây quần bên mâm cơm gia đình. Ở mỗi vùng miền đều có những món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Hôm nay, hãy cùng Thiết bị nhà bếp cao cấp Grasso khám phá top 5 món ăn đặc trưng Tết cổ truyền ở miền Bắc nhé.

==>Xem thêm: Mẹo chặt thịt gà đẹp mê ly cho mâm cơm ngày Tết
                         Loại bỏ các chất độc hại phát sinh từ món nướng 
  1. Bánh chưng
Nhắc đến Tết cổ truyền, người ta thường nghĩ ngay đến bánh chưng xanh. Nó được coi như hương vị, là đặc trưng của Tết, là biểu tượng của mọi sự tinh túy đất trời. Bánh chưng xanh làm không quá cầu kỳ, phức tạp nhưng cũng cần sự khéo léo của người làm mới có thể tạo nên những chiếc bánh chưng đẹp và thơm ngon.

Phần nhân bánh được làm bằng thịt mỡ lẫn hạt tiêu, đậu xanh. Tiếp đến là phần gạo nếp, ngoài cùng gói bằng lá dong được quấn chắc bằng dây lạt. Quá trình gói cần phải chặt tay để chiếc bánh được chắc chắn, cũng không nên cho quá nhiều nhân và gạo nếp để gói vì khi luộc sẽ rất dễ khiến gạo nở bung chiếc bánh ra.

Bánh chưng cần được luộc khoảng hơn 8 tiếng, sau khi vớt ra thì rửa qua nước lạnh rồi dùng tấm phẳng ép nước từ bánh ra để bánh không bị nát khi cắt và để được lâu.


 
  1. Dưa hành
 
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

 
Tết cổ truyền miền Bắc có bánh chưng, thịt mỡ và cũng không thể thiếu dưa hành. Dưa hành có vị chua, vị hơi cay nồng và thơm, rất phù hợp để ăn kèm với thịt đông, thịt kho tàu và nhiều món ăn khác. Ngày Tết có rất nhiều món ăn nhiều dầu mỡ dễ tạo cảm giác chán ngán cho người ăn, bởi vậy dưa hành luôn được nhiều người ưa thích trong những ngày này, đồng thời dưa hành cũng giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.




 
  1. Giò
 
Giò lụa là món ăn phổ biến trong mâm cơm ngày Tết. Ngoài giò lụa thì cũng có rất nhiều món giò khác rất ngon như giò bò, giò thủ,…

Để làm món giò lụa, bạn cần xay thật nhuyễn thịt nạc, cho gia vị vừa phải (mắm, hạt nêm, tiêu), xay đều lên rồi gói lại thành hình ống bằng lá chuối. Sau đó, bạn đem luộc hoặc có thể hấp trong khoảng 40- 50 phút. Khi giò đã chín, bạn vớt giò ra, để ráo nước cho nguội. Khi ăn thì cắt thành từng khoanh trông rất đẹp mắt.



 
  1. Gà luộc
Gà luộc là món không thể thiếu bày trên mâm cỗ cúng tất niên ngày Tết. Thịt gà luộc có thêm hương vị thơm của lá chanh rất ngon. Màu sắc vàng tươi của thịt gà bày đầy đặn trên đĩa trong mâm cơm cũng là màu sắc của sự tươi mới, may mắn trong năm mới.



 
  1. Thịt đông
 
Tết nguyên đán ở miền Bắc thường có thời tiết se lạnh. Bởi vậy, món thịt đông là vô cùng hấp dẫn. Thông thường, thịt đông được làm bằng thịt ba chỉ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm thịt đông từ thịt gà hoặc chân giò. Thịt được ninh kỹ khoảng 3- 5 tiếng, sau đó để trong thời tiết se lạnh sẽ đông lại. Đây là món ăn thơm ngon, có lượng dinh dưỡng cao, nhưng khi ăn nhiều sẽ dễ gây cảm giác ngán. Vì vậy, ăn kèm dưa hành với thịt đông là chuẩn vị nhất, vừa không gây ngán lại vô cùng ngon miệng.


 
Trên đây là những món ăn đặc trưng trong mâm cơm Tết cổ truyền ở miền Bắc. Có hương vị của những món ăn đặc trưng này, chúng ta lại thấy chính là hương vị của Tết- hương vị của sự sum họp đoàn viên. Hãy bắt tay vào bếp và cùng những người thân yêu cùng nhau thực hiện và thưởng thức những món ăn này nhé.