Việc sử dụng máy rửa bát ngày càng phổ biến vì giúp chị em nội trợ giảm nhẹ gánh nặng công việc và còn đảm bảo sức khỏe cho người dùng bởi khả năng rửa sạch và an toàn. Vậy bạn đã biết máy rửa bát có cấu tạo như thế nào chưa? Việc tìm hiểu về cấu tạo máy rửa bát không những giúp bạn hiểu biết thêm trong quá trình chọn mua hoặc sửa chữa mà còn giúp bạn biết cách sử dụng máy hiệu quả và bền lâu. Hãy cùng Thiết bị nhà bếp cao cấp Grasso tìm hiểu nhé.

==>Xem thêm: Đập tan định kiến về máy rửa bát
                         Những sai lầm gây hại cho sức khỏe khi nấu ăn bằng nồi inox


tim-hieu-cau-tao-may-rua-bat-1 

 
  1. Cấu tạo chung của máy rửa bát
-Lớp vỏ máy:
Các loại máy rửa bát được kết nối với nguồn điện để hoạt động, đồng thời có những chu trình được rửa nước nóng nên lớp vỏ của máy luôn phải đảm bảo độ an toàn cho người dùng. Do đó, vỏ máy rửa bát thường được làm bằng chất liệu thép không rỉ và được sơn tĩnh điện để đảm bảo khả năng cách điện và cách nhiệt. Do đó, nếu bạn phát hiện có hiện tượng bị điện giật khi chạm vào vỏ máy thì cần dừng hoạt động của máy và liên hệ ngay với trung tâm bảo hành để được sửa chữa.

tim-hieu-cau-tao-may-rua-bat-2


-Bảng điều khiển:
Bảng điều khiển của máy rửa bát thường được thiết kế theo dạng điện tử hoặc núm xoay. Nhiều dòng máy còn có màn hình Led hiển thị các thông tin, chức năng. Các chức năng của máy được thiết lập đầy đủ trên bảng điều khiển, bạn đều có thể dễ dàng sử dụng. Do đó, nhìn vào bảng điều khiển máy rửa bát ta cũng có thể biết được chức năng chính máy có thể thực hiện được là gì.

tim-hieu-cau-tao-may-rua-bat-3
                                                                         Bảng điều khiển của máy rửa bát dễ dàng sử dụng


-Bộ phận cảm biến:
Đây là bộ phận rất quan trọng của máy, bao gồm bộ phận cảm biến nhiệt, cảm biến nhận biết mực nước, ở một số dòng máy cao cấp còn có bộ phận cảm biến nhận biết nước còn bẩn hay đã sạch để tiếp tục thực hiện chu trình rửa nếu bát đĩa còn bẩn.

Bộ phận cảm biến nhiệt có tác dụng nhận biết nhiệt độ của nước rửa và điều chỉnh để nước không bị nóng quá làm hư hại bộ phận máy và bát đĩa bên trong.

Bộ phận cảm biến nhận biết mực nước có tác dụng nhận biết và điều chỉnh mực nước rửa tiêu chuẩn.

-Các giàn rửa:
Các giàn rửa bố trí bên trong máy rửa bát, phân thành các khoang rửa, là nơi bạn xếp các vật dụng cần rửa vào trong máy. Chúng được làm bằng chất liệu thép không rỉ có phủ sơn chịu nhiệt, được lắp với hệ thống ray trượt dọc để có thể dễ dàng kéo ra và đẩy vào thuận tiện.

Nhiều dòng máy cao cấp còn có khả năng thay đổi độ cao thấp của các giàn rửa, giúp bạn dễ dàng sắp xếp các vật dụng trong máy hơn.



-Tay quay phun nước:
Tay quay phun nước của máy rửa bát được bố trí dưới các giàn rửa. Chúng có tác dụng phun nước lên máy qua các lỗ nhỏ với áp lực lớn, đồng thời xoay liên tục 360 độ để làm sạch bát đĩa.

-Hộp đựng chất tẩy rửa:
Máy rửa bát chỉ rửa những chất tẩy rửa chuyên dụng cho máy như bột rửa/ viên rửa. Không được dùng nước rửa chén thông thường để rửa vật dụng trong máy rửa bát vì sẽ làm hại các bộ phận bên trong máy, đồng thời tạo rất nhiều bọt có thể tràn ra ngoài. Khi máy hoạt động thì không sử dụng chất tẩy rửa ngay mà đến thời điểm thích hợp máy tự động mở hộp đựng viên rửa và tiếp tục rửa.

Trước khi cho máy hoạt động, bạn cần cho chất tẩy rửa vào trong hộp đã được thiết kế sẵn. Ngoài ra, bạn cũng cần cho muối rửa và nước làm bóng vào vị trí hộp đựng của chúng bên trong máy để đảm bảo độ bền lâu và hiệu quả rửa tốt nhất.  

tim-hieu-cau-tao-may-rua-bat-5
Hộp đựng viên rửa bát của máy rửa bát


-Ống đựng rác:
Ống đựng rác được đặt ở dưới cùng trong khoang máy rửa bát, có tác dụng giữ lại những cặn rác thừa trong quá trình rửa được máy thải ra. Sau mỗi lần rửa, bạn cần tháo ống rác ra vệ sinh sạch sẽ rồi lắp lại vào máy, tránh tình trạng rác để lâu ngày sẽ sinh mùi khó chịu, đồng thời vi khuẩn và nấm mốc phát triển có hại cho sức khỏe.

tim-hieu-cau-tao-may-rua-bat-4


-Đường nước vào và ống thoát nước:
Đường nước vào và ống thoát nước được lắp bên dưới máy rửa bát. Đường nước vào nối với nguồn nước của gia đình, có chức năng cung cấp nước cho máy rửa bát trong quá trình rửa. Còn ống thoát nước làm nhiệm vụ thải lượng nước sau mỗi chu trình rửa của máy ra bên ngoài.

 
  1. Ưu điểm của máy rửa bát
Không ít người có những thành kiến về máy rửa bát như: máy rửa tốn điện nước, rửa không sạch. Tuy nhiên, đó đều là những quan niệm sai lầm, và nếu bạn đã sử dụng máy rửa bát thì sẽ bất ngờ bởi những ưu điểm tuyệt vời của máy:

-Tiết kiệm nước hơn rửa bằng tay: Qua các khảo sát, người ta ước tính với số lượng bát đĩa phải mất 40 lít nước nếu rửa bằng tay thì khi sử dụng với máy rửa bát chỉ tiêu tốn khoảng 11- 20 lít nước. Như vậy, máy rửa bát giúp bạn tiết kiệm nước vô cùng hiệu quả.

-Tiết kiệm 40% thời gian: Sau mỗi bữa ăn, việc dọn dẹp và rửa bát đĩa tiêu tốn của chị em khá nhiều thời gian. Việc sử dụng máy rửa bát ước tính giúp chị em tiết kiệm được khoảng 200 giờ mỗi năm cho 1 gia đình 4 người ăn.

-Vật dụng được rửa sạch và an toàn: Với việc rửa nước nóng với áp lực nước lớn và phun đều các ngóc ngách kết hợp cùng chất tẩy rửa chuyên dụng giúp bát đĩa được rửa sạch bong. Đồng thời, chu trình cuối cùng là sấy khô bằng hơi nóng giúp loại bỏ các vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh, rất an toàn cho sức khỏe người dùng.

-An toàn tuyệt đối cho da tay: Việc sử dụng máy rửa bát giúp chị em không cần phải tiếp xúc với nước rửa, bởi vậy chị em không bao giờ phải lo lắng về vấn đề da tay bị dị ứng với các chất tẩy rửa.

tim-hieu-cau-tao-may-rua-bat-6

 
Với cấu tạo và những ưu điểm trên của máy rửa bát, các bạn đã yên tâm để sử dụng sản phẩm này chưa nào? Hãy liên hệ với Thiết bị nhà bếp cao cấp Grasso qua hotline 0966 525 088 để được tư vấn miễn phí hoặc click tại đây để tham khảo thêm nhiều mẫu máy rửa bát tốt nhất của Grasso nhé.