Nhiều người hiện nay đang sử dụng bếp từ, trong quá trình sử dụng người dùng có thể gặp những hư hỏng. Vậy những hư hỏng thường gặp là gì và cách xử lý như thế nào hãy cùng Thiết bị nhà bếp cao cấp Grasso tìm hiểu xem nhé!
 
1/ Bếp từ đang sử dụng thì xì khói khét lẹt

Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng này có thể do con tụ bị nổ, bạn có thể khắc phục bằng cách thay tụ lọc nguồn.
Lưu ý: Trước khi sửa chữa cần kiểm tra các bộ phận liên quan đến bếp xem có gặp vấn đề gì không và đề ý loại linh kiện bị hỏng rồi thay thế cho hợp lý.



2/ Sử dụng điều khiển nhưng không thấy âm thanh báo như thông thường

Khi gặp hiện tượng này cần xem xét những yếu tố sau:
+ Kiểm tra cầu chì có đứt không?
+ Nếu cầu chì tổng của bếp không bị đứt bạn nên xem bếp đang chạy nguồn cấp trước là biến áp thường hay biến áp xung. Trường hợp biến áp thường thì kiểm tra nguồn còn trở kháng không, nếu không thì biến áp đã bị hỏng.
Loại chạy biến áp thường dùng cho loại bếp có hiển thị mặt quắc lạnh: trong đó bên sơ cấp gồm có 3v AC cấp cho sợi đốt, -21v cấp cho mặt, 5V cấp cho VXL, 18V cấp cho quạt và mạch dao động. Vì vậy khi nó gặp vấn đề hãy tìm ra từng cuộn dây để xem có thể thay thế hay cuốn lại biến áp hay không?
Bếp thông thường chỉ có 2 mức nguồn cấp cơ bản đó là cuộn 8v-1A cấp cho mạch điều khiển, và 18V – 1A cấp cho mạch dao động và quạt giải nhiệt.



Hai loại biến áp nguồn chạy nguồn xung nhỏ xíu.
+ Đầu tiên xem kiểm tra sò công xuất và IC còn tốt không
+ R cấp nguồn từ nguồn vào tới tụ lọc 4,7uf-400v còn tốt không, nó thường đứt điện trở cấp nguồn sơ cấp này.
=> Nếu điện trở này còn tốt thường sò công suất và IC của biến áp cấp trước không chết
=> Nếu đứt R này thường sò công suất hoặc IC dao động nguồn cấp trước tèo
=> Nếu mạch nguồn cấp trước dùng linh kiện rời thì công suất thường là E 13003, con đèn khóa thường là C945
=> Nếu mạch dùng IC nguồn thì phổ biến là VIP22A,
Sau khi kiểm tra các linh kiện cơ bản liên quan đến điều kiện hoạt động của mạch nguồn. Nếu tốt bạn kiểm tra 2 mức nguồn cơ bản đó là 5V cấp cho vi xử lý, 18V cấp cho mạch dao động xem có nguồn nào yếu hay thấp hay cao quá không?
Các mức nguồn tốt thì kiểm tra VXL. Đầu tiên nhả các phím ấn ra để thanh đo X10K VOM để loại trừ bàn phím chạm chập và xem phím còn tác dụng không?
+ Kiểm tra thay thử thạch anh.
+ Khi bấm mặt bếp vẫn còn tiếng kêu bip
– Kiểm tra điot cảm biến nhiệt trên mâm từ, có những loại bếp còn cảm biến này lỗi VXL cũng báo treo và không bấm được phím nào nữa.

3/ Bếp từ bị nháy đèn liên tục
 
Chuẩn đoán ban đầu bạn có thể kiểm tra. Bếp từ có hiện tượng đèn nháy, không có tiếng kêu bíp, bếp không hoạt động. Khi đó bếp có thể đã bị hỏng MCU (IC điều khiển) hoặc mạch liên quan.



Lúc này bạn cần:
+ Mở bếp ra kiểm tra quan sát thấy các linh kiện chính gồm: IC nguồn, ổn áp nguồn, mạch bảo vệ IC. Khi không thấy linh kiện nào cháy nổ mà bếp từ đã từng được sửa chữa bạn hãy thay cầu nắn, IGBT, tụ cộng hưởng, cầu chì.
+ Đo thử (đo nguội): thang x10, đo các điốt (hay hỏng); điốt nắn điện cho nguồn cấp áp thấp dùng điốt riêng, không sử dụng cầu nắn chính như một số hiệu khác.
+ Đo nóng: Áp DC trên tụ lọc sau nắn đủ (310V), áp vào 7805 chừng 4V, áp ra 7805 chừng 3,5V, IC nguồn không nóng.

Với những thông tin trên hy vọng rằng bạn sẽ có những thông tin hữu ích để hiểu hơn chiếc bếp từ nhà mình đang gặp vấn đề gì. Vì vậy những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, nếu xác định bếp nhà mình gặp vấn đề hãy tìm đến sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật.