Việc sử dụng máy rửa bát hiện nay đã trở nên rất đỗi quen thuộc, nhiều gia đình sử dụng máy rửa bát và vì vậy việc nắm những thông tin cần thiết để sử dụng máy rửa bát hiệu quả là cần thiết. Khi sử dụng máy rửa bát nên lưu ý rằng với cơ chế hoạt động của mình, có nhiều vật dụng bạn không nên cho vào máy rửa bát, hãy cùng thiết bị nhà bếp Grasso liệt kê dưới đây:

1/ Dao sắc nhọn: Máy rửa bát sẽ làm cùn lưỡi cắt, hơn thế bạn còn phải cẩn trọng khi xếp dỡ loại đồ vật này vì có thể bị cắt vào tay, như vậy sẽ rất nguy hiểm.

nhung-do-vat-khong-nen-cho-vào-may-rua-bat

2/ Dao có cán rời: Nhiệt độ của máy rửa bát có thể làm chảy hoặc giãn nở cán dao khiến thân dao bị rời ra khỏi cán, như vậy dao của bạn sẽ nhanh chóng bị hỏng hóc.

3/ Nồi chảo chống dính sau nhiều lần sử dụng trong máy rửa bát rất dễ dàng bị bong lớp chống dính, vì vậy nếu bạn không được nhà sản xuất khuyến cáo có thể sử dụng thì bạn hãy cẩn trọng với đồ đạc của mình.

4/ Đồ bằng gang: Không bao giờ cho đồ gang vào máy rửa bát. Chất liệu bằng gang ất khó tráng và nếu nó bị trôi lớp tráng này rất có thể gặp tình trạng bị han gỉ, vì vậy để làm sạch chất liệu này hãy dùng nước thường và bông rửa để nó có thể luôn bền đẹp.

5/ Họa tiết trang trí kim loại trên đồ sứ Trung Quốc. Bạn có biết hầu hết gốm sứ đều rửa được trong máy nhưng một số họa tiết trang trí kim loại như dát vàng, bạc có thể bị hư hại. Đặc biệt các họa tiết dễ bị xước khi va chạm vào bát đĩa khác khi máy chạy, hoặc nó sẽ bị hỏng hoặc là sẽ bị làm mờ.

nhung-do-vat-khong-nen-cho-vào-may-rua-bat

6/ Đồ cổ hoặc đồ tinh xảo: Đồ này rất đắt tiền nên không biết chuyện gì xảy ra trong máy rửa bát, vì vậy để đảm bảo nó không gặp vấn đề gì hãy rửa nó bằng nước thường và bằng tay, hãy thật cẩn trọng nhé.

7/ Đồ gốm hoặc đất sét nung với họa tiết vẽ tay: Họa tiết được vẽ bằng tay sẽ dễ bị hỏng, vì vậy bạn không nên cho chất liệu này, đặc biệt là khi nó có họa tiết vào trong máy.

8/ Pha lê: Một số pha lê chì sẽ bị xước, xỉn màu hoặc bị rỗ sau vài lần rửa máy, vậy nên bạn hãy chú ý tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.

9/ Thủy tinh mờ, màu sữa: Thủy tinh màu sữa sẽ chuyển vàng sau nhiều lần rửa. Bạn có thể thử nhưng nếu kết quả không tốt cũng đừng quá thất vọng nhé.

10/ Đồ mạ vàng: Không giống đồ bạc có thể rửa máy, đồ mạ vàng sẽ đổi màu khi bạn cho chúng vào máy rửa bát, vì vậy hãy thận trọng.

nhung-do-vat-khong-nen-cho-vào-may-rua-bat

11/ Vung nồi áp suất: Sẽ rất nguy hiểm nếu đồ ăn chui vào van an toàn và bịt lỗ van này. Nồi của bạn sẽ nổ tung khi nấu mà không có van xả áp.

12/ Đồng thau, đồng thiếc, hợp kim thiếc: Đồ vật sẽ bị đổi màu nếu bạn cho chúng vào máy rửa bát, với những chất liệu đặc biệt hãy xử lý chúng theo cách thông thường.

13/ Đồ nhôm: Nước nóng và chất tẩy rửa sẽ làm hỏng đồ nhôm, thậm chí nó còn tạo vết lên các đồ khác bên cạnh.

14/ Đồ gỗ: Nước nóng sẽ làm cong, nứt vỡ vật dụng gỗ khi rửa và sấy khô

 
nhung-do-vat-khong-nen-cho-vào-may-rua-bat

15/ Nhiều loại nhựa: Trừ khi được khuyến cáo dùng bởi nhà sản xuất, nếu không nhựa sẽ bị chảy hoặc biến dạng khi rửa nước nóng. Nên xếp ở tầng trên.

16/ Bình, phích giữ nhiệt: Vấn đề là nhiệt độ cao của máy rửa bát có thể làm hỏng lớp cách nhiệt chân không của đồ đạc.

17/ Đồ tráng Acrylic: Nước nóng và chất tẩy rửa mạnh có thể làm nứt vỡ lớp Acrylic

18/ Chén đĩa được gắn keo: Lớp keo có thể bị chảy ra khi rửa

19/ Chiếc cốc đong nước: Mức đong được in trên thành cốc dễ bị mờ khi rửa nhiều lần trong máy

20/ Không để đồ ăn thừa trên bát đĩa khi cho vào rửa nếu không muốn thông tắc ống thoát nước.

nhung-do-vat-khong-nen-cho-vào-may-rua-bat

Thông qua những chia sẻ trên đây, bạn hãy đặc biệt lưu ý để sử dụng máy rửa bát hiệu quả và đặc biệt không vì lý do gì mà phải vứt bỏ đồ vật đi nhé.